Bệnh tiêu chảy trên heo là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết cao thường gặp trong mọi phương thức chăn nuôi. Nếu không nắm lòng cách phòng, điều trị và có phác đồ hiệu quả sẽ dẫn tới thiệt hại về kinh tế.
Nhằm mang tới cho bà con những thông tin hữu ích nhất, dưới đây là tất tần tật thông tin bạn không thể bỏ qua.
1. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên heo
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới heo bị mắc bệnh tiêu chảy phổ biến nhất là:
- Tiêu chảy do virus, vi khuẩn: có thể heo bị mắc một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả, E.Coli, phó thương hàn, viêm ruột hoại tử.
- Tiêu chảy do ký sinh trùng: có thể heo mắc một số bệnh như sán lá ruột heo, cầu trùng…
- Tiêu chảy do thức ăn: Thức ăn kém chất lượng, thức ăn có nấm mốc, thức ăn để lâu ngày bảo quản không tốt bị ôi thiu. Nguồn nước không sạch nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, thức ăn quá giàu chất đạm, chất béo.
- Một số nguyên nhân khác như heo con sơ sinh thiếu sắt, thiếu vitamin, heo bị nhiễm chất độc, hoá chất, hoặc các yếu tố về thời tiết khí hậu, môi trường sống thay đổi đột ngột cũng đều làm cho heo bị tiêu chảy.
====> Xem thêm: Thuốc đặc trị tiêu chảy cho heo tốt nhất
2. Phòng bệnh và xử lý bệnh tiêu chảy trên heo
Nắm lòng cách phòng và xử lý bệnh tiêu chảy trên heo là việc làm quan trọng giúp vật nuôi có được thể trạng tốt nhất. Bà con có thể tham khảo những phương pháp sau:
2.1.1 Tiêu chảy do thức ăn
Cần loại bỏ ngay thức ăn, đảm bảo nguồn nước sạch cho heo.
2.1.2 Tiêu chảy do thiếu sắt, thiếu vitamin
Bà con cần tiêm sắt và bổ sung vitamin, nguyên nhân do thời tiết khí hậu, môi trường thay đổi đột ngột cần nâng cao sức đề kháng cho đàn heo, có thể sử dụng kháng sinh phòng bệnh tiêu chảy AMOX – COLIS (1g/10kg thể trọng) trong 3-5 ngày.
2.1.3 Tiêu chảy do ký sinh trùng
Bệnh cầu trùng
Phòng bệnh cầu trùng cho heo con lúc 3 ngày tuổi bằng TOLTRAZURIL 25
Điều trị: Sử dụng thuốc đặc trị cầu trùng
Phác đồ 1: Hòa vào nước uống TOLTRAZURIL 25 với liều 1ml/3,5kg thể trọng, dùng liên tục trong 2 ngày.
Phác đồ 2: Hòa vào nước uống SULFA-TRIME 408 với liều 1-2ml/30-35 kg thể trọng, dùng liên tục trong 5 ngày.
2.1.5 Bệnh do nội ngoại ký sinh trùng
Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun, sán cho heo bằng thuốc tẩy giun, sán.
Điều trị: Sử dụng thuốc đặc trị nội ngoại ký sinh trùng Ivermectin
2.2 Tiêu chảy do virus
Có thể heo mắc các bệnh truyền nhiễm như dịch tả lợn, PED, TGE, Rotavirus…
Phòng bệnh chung
Áp dụng biện pháp an toàn sinh học
Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 lần/tuần
Thực hiện phòng bệnh bằng vacxin
Nâng cao sức đề kháng cho heo: Trộn thức ăn ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW (1g/1kg thức ăn) kết hợp MEN LACTIC (2g/1kg thức ăn), bổ sung thường xuyên.
2.2 Xử lý bệnh:
Bệnh không có thuốc đặc trị. Khi heo mắc bệnh cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, nâng cao sức đề kháng, xử lý triệu chứng, phòng bệnh kế phát.
Phun thuốc sát trùng ngày 1 lần.
Bước 1: Xử lý triệu chứng: các bệnh gây sốt cao như dịch tả heo,… sử dụng thuốc hạ sốt: Tiêm ANALGIN + C (1ml/10kg thể trọng), dùng cho đến khi hết sốt.
Bước 2: Phòng bệnh kế phát và nâng cao sức đề kháng:
3. Phác đồ phòng bệnh kế phát tiêu chảy trên heo
Phác đồ 1
Phòng bệnh kế phát: Tiêm ENRO @LA với liều 1ml/10-15 kg thể trọng, tiêm 1 liều duy nhất.
Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C với liều 1ml/7-10 kg thể trọng.
Trộn thức ăn SORBITOL B12 (1g/1kg thức ăn) kết hợp ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW (1g/1kg thức ăn), dùng liên tục trong quá trình điều trị.
Phác đồ 2:
Phòng bệnh kế phát: Tiêm GMOX-GEN LA với liều 1ml/10kg thể trọng, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Nâng cao sức đề kháng: Tiêm B.COMPLEX COBAN với liều 1ml/8-10kg thể trọng, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Trộn thức ăn SORBITOL B12 (1g/1kg thức ăn) kết hợp GLUCO K-C THẢO DƯỢC (100g/40 kg thức ăn), dùng trong 3-5 ngày.
Tiêu chảy do vi khuẩn
1. Bệnh phó thương hàn, viêm ruột hoại tử, tiêu chảy do E.Coli
Phòng bệnh:
- Áp dụng biện pháp an toàn sinh học
- Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 lần/tuần
- Thực hiện phòng bệnh bằng vacxin
- Nâng cao sức đề kháng cho heo: Trộn thức ăn GLUCO K-C THẢO DƯỢC (100g/40 kg thức ăn) kết hợp MEN LACZYME (10g/1,5kg thức ăn), bổ sung thường xuyên
- Phòng bệnh bằng kháng sinh: dùng NEOCOLIS (1g/3kg thể trọng) hoặc ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY (1g/5kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
Điều trị bệnh:
Phác đồ 1:
Tiêm TRIME SULFA với liều 1ml/10-20 kg thể trọng/ngày, trong 3-5 ngày.
Trộn thức ăn AMPI – COLI với liều 1g/5-7kg thể trọng.
Bổ sung NH-CỐM BCOMPLEX-C (1g/2 lít nước uống) kết hợp AMINO – TINH DẦU TỎI (1ml/1-5 lít nước uống).
Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Phác đồ 2:
Tiêm ENRO @LA với liều 1ml/10-15 kg thể trọng, tiêm 1 liều duy nhất.
Trộn thức ăn SULFA-COLIS với liều 2g/1kg thể trọng/ngày.
Bổ sung ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW (1g/ 1kg thức ăn) kết hợp LACTO - ENZYM CHỊU KHÁNG SINH (1g/4-5kg thể trọng).
Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
2. Bệnh hồng lỵ, viêm hồi tràng
Phòng bệnh:
- Áp dụng biện pháp an toàn sinh học
- Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 lần/tuần
- Nâng cao sức đề kháng cho heo: trộn thức ăn BỔ-B.COMPLEX (1g/2-5kg thức ăn), bổ sung thường xuyên.
- Phòng bệnh bằng kháng sinh: dùng G-COLIDOX (1g/15-20kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
Điều trị
Phác đồ 1:
Tiêm TYLAN @LA với liều 1ml/15-20kg thể trọng, tiêm 3 mũi mỗi mũi tiêm cách nhau 72h.
Tiêm kết hợp GLUCO K-C với liều 1ml/7-10kg thể trọng
Trộn thức ăn AMOX 600S với liều 1ml/45-55kg thể trọng.
Bổ sung SORBITOL B12 (1g/1kg thức ăn) kết hợp GLUCO K-C THẢO DƯỢC (100g/40 kg thức ăn), dùng liên tục trong quá trình điều trị.
Phác đồ 2:
Tiêm FLO-TYLO với liều 1ml/8-10kg thể trọng, tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 48h.
Tiêm kết hợp B.COMPLEX COBAN với liều 1ml/8-10kg thể trọng.
Trộn thức ăn BERBERIN POWDER với liều 1g/5-7kg thể trọng, trong 3-5 ngày.
Bổ sung SORBITOL B12 (1g/1kg thức ăn) kết hợp NH-CỐM BCOMPLEX-C (1g/2-5kg thức ăn), dùng liên tục trong quá trình điều trị.
Hi vọng với tất cả những chia sẻ chúng tôi đã mang tới trong nội dung bài viết trên sẽ giúp bà con bổ sung thêm những kinh nghiệm chăn nuôi để đạt hiệu quả cao nhất. Chúc bà con thành công.